Sa nhân có tác dụng gì và những bài thuốc từ sa nhân
0
sa-nhan-co-tac-dung-gi-va-nhung-bai-thuoc-tu-sa-nhan

Sa nhân có tác dụng gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Vốn dĩ, sa nhân là một vị thuốc được ông bà ta sử dụng để hỗ trợ nhiều bệnh tật. Ngày nay, nhiều người sử dụng sa nhân để chữa viêm loét dạ dày, đau nhức hiệu quả. Ngay bây giờ, hãy cùng Nông Sản Lai Châu tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của sa nhân nhé.

Sa nhân có tác dụng gì? Tìm hiểu về cây sa nhân

Sa nhân được dùng nhiều trong Đông Y. Sa nhân có tính ôn, vị ngọt, được dùng để chữa những vấn đề liên quan đến xương khớp hay dạ dày. Loài thảo dược này có tên gọi khoa học là Amomum villosum Lour. Ngoài ra, nó còn được gọi với nhiều tên nhữ mè trẻ bà, lá mắc nồng, súc sa mật, ….

sa-nhan-co-tac-dung-gi-va-nhung-bai-thuoc-tu-sa-nhan

Sa nhân được dùng nhiều trong Đông Y. Sa nhân có tính ôn, vị ngọt, được dùng để chữa những vấn đề liên quan đến xương khớp hay dạ dày

Có nhiều loại sa nhân nhưng người ta thường dùng 2 loại chính là sa nhân đỏ và sa nhân tím. Mùa thu hoạch sa nhân rơi vào tháng 7-8 hằng năm. Sa nhân sau khi hái về sẽ được phơi hay sấy khô ở nhiệt độ tốt nhất là 40 -50 độ C.

Chất lượng sa nhân phụ thuộc vào quy trình sấy khô cũng như thời gian thu hoạch. Sa nhân được đánh giá tốt nhất là sa nhân hạt cau. Sa nhân đã được sấy khô thì để được rất lâu khi bảo quản đúng cách nơi khô ráo, thoáng mát, không ẩm ướt.

Sa nhân có tác dụng gì?

Sa nhân Lai Châu có tính ấm, vị cay nồng giúp kiện tỳ, hoá thấp, thúc đẩy, kháng viêm, kháng khuẩn. Sa nhân có tác dụng gì? Chúng thường được dùng để trị những chứng như khó tiêu, đau bụng, ói mửa, đầy trướng, an thai,… khá tốt.

Sa nhân tốt cho phụ nữ thai nghén hay nôn

Bà bầu thường sẽ bị nghén, nôn, khẩu vị khác thường, hệ tiêu hoá cũng có sự thay đổi. Trong thời gian này, mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhất là các loại thảo dược tự nhiên để tăng cường năng lượng và dinh dưỡng thiết yếu.

sa-nhan-co-tac-dung-gi-va-nhung-bai-thuoc-tu-sa-nhan
Trong thai kỳ, mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhất là các loại thảo dược tự nhiên để tăng cường năng lượng và dinh dưỡng thiết yếu

Sa nhân có vị ngọt, mát, cung cấp vitamin, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng nôn mửa, đầy hơi và các triệu chứng ốm nghén hiệu quả. 

Sa nhân giúp chữa chứng khó tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày

Tiêu chảy kéo dài là khi bạn đi đại tiện ra phân lỏng với tần suất nhiều lần trong một ngày. Biểu hiện kèm theo là đau dạ dày, sốt, buồn nôn, mất nước, khát nước,… Nguyên nhân bị tiêu chảy có thể là do bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng, bệnh đường ruột, ăn uống hay vệ sinh không sạch sẽ.

sa-nhan-co-tac-dung-gi-va-nhung-bai-thuoc-tu-sa-nhan

Sa nhân chứa những hoạt chất ức chế vi khuẩn có hại phát triển trong được ruột cùng với khả năng bổ sung năng lượng cho cơ thể

Sa nhân có tác dụng gì? Chúng đem đến công dụng hỗ trợ điều trị khó tiêu và tiêu chảy rất tốt. Sa nhân chứa những hoạt chất ức chế vi khuẩn có hại phát triển trong được ruột cùng với khả năng bổ sung năng lượng cho cơ thể. 

>> Bạn đã biết hết công dụng của hà thủ ô rừng Lai Châu chưa?

Sa nhân có tác dụng gì để giảm đau răng

Sâu răng là hiện tượng những vi khuẩn tấn công vào răng và khiến người bệnh bị sốt, đau nhức răng nhiều ngày. Sa nhân là loại dược liệu cung cấp vitamin giúp răng nướu phát triển, ngừa sâu răng, điều trị triệu chứng chảy máu răng, viêm nướu hiệu quả.

Sa nhân giúp hỗ trợ điều trị tình trạng viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là căn bệnh cực kỳ phổ biến do ăn uống không điều độ, hút thuốc, nhiễm khuẩn, dùng nhiều bia rượu. Dấu hiệu của bệnh là sụt cân, buồn nôn, ợ chua, chán ăn,…

Sa nhân đem đến công dụng trung hòa nồng độ axit trong dạ dày, cải thiện hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Từ đó, loại dược liệu này được sử dụng để ngừa và điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.

Sa nhân giúp điều trị phong thấp, giảm đau

Bệnh phong thấp là chứng bệnh mà nhiều người lớn tuổi mắc phải. Bệnh này liên quan đến khu vực xương khớp gây nên tình trạng sưng nóng và đau nhức xương khớp trong thời gian dài.

sa-nhan-co-tac-dung-gi-va-nhung-bai-thuoc-tu-sa-nhan

Sa nhân được biết đến là loại quả giàu chất khoáng để bôi trơn và tạo dịch khớp, ổn định ổ khớp. Điều này giúp cho bệnh nhân dễ dàng cử động và giảm đau đớn

Bệnh phong thấp kéo dài có thể gây nên chứng rối loạn hệ miễn dịch. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn.

Sa nhân được biết đến là loại quả giàu chất khoáng để bôi trơn và tạo dịch khớp, ổn định ổ khớp. Điều này giúp cho bệnh nhân dễ dàng cử động và giảm đau đớn.

Sa nhân cũng được xem là vị thuốc khắc tinh đối với những vấn đề liên quan đến dạ dày và khớp. Vì vậy, chúng được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc điều trị những chứng bệnh này. Bạn có thể tìm hiểu những bài thuốc trong thông tin dưới đây.

>> Sa nhân là gì và 6 bài thuốc từ sa nhân bạn nên biết.

Cách sử dụng Sa nhân chữa bệnh

Sa nhân có tác dụng gì để chữa bệnh tê thấp

Khi bệnh nhân vị tê thấp thì bạn có thể dùng rượu sa nhân để điều trị tình trạng này. Nguyên liệu gồm có 12g thân rễ sa nhân, 200ml rượu nếp 40 độ. Ngâm sa nhân trong rượu nếp trong thời gian 1 tháng. Dùng rượu sa nhân này để xoa bóp giảm đau nhức cực kỳ hiệu quả.

sa-nhan-co-tac-dung-gi-va-nhung-bai-thuoc-tu-sa-nhan

Bạn cũng có thể điều trị tình trạng đau nhức răng bằng cách sử dụng bột sa nhân để chấm lên vùng răng bị sâu. Như vậy trong vài ngày thì răng sẽ không còn đau nữa

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể điều trị tình trạng đau nhức răng bằng cách sử dụng bột sa nhân để chấm lên vùng răng bị sâu. Như vậy trong vài ngày thì răng sẽ không còn đau nữa.

Sa nhân chữa bệnh ăn không tiêu, bụng đầy trướng, đại tiện khó

Nguyên liệu: 7g sa nhân, 14g thần khúc, 14g táo mèo, 400g gạo tẻ, 5g kê nội kim, 160g cháy cơm, 15g hạt sen.

Cách thực hiện: Đem những nguyên liệu trên đi rửa sạch, sao thơm, tán nhuyễn để thu được bột thuốc mịn. Mỗi lần dủng 14g để hòa với nước, mỗi ngày sử dụng 2-4 lần. Để dễ uống thì bạn có thể thêm đường vào nhé.

Sa nhân có tác dụng gì? Giúp chữa khó tiêu, viêm loét dạ dày

Trị tiêu chảy thì cân nguyên liệu: 10g sa nhân, 10g can khương, 10g trần bì, 10g vỏ rụt, 10g vỏ quế, 15g phá cố, 15g đoạn, 15g củ mài sa, 15g  sâm bố chính.

sa-nhan-co-tac-dung-gi-va-nhung-bai-thuoc-tu-sa-nhan

Sa nhân được dùng nhiều để chữa viêm dạ dày hiệu quả

Đem nguyên liệu trên đi rửa sạch, tán nhuyễn thành bột và trộn đều những nguyên liệu trên với nhau. Dùng 25g hoà với nước và uống trong ngày.

Chữa viêm dạ dày: Nguyên liệu gồm 1 chiếc dạ dày lợn, 8g sa nhân. Đem rửa dạ dày lợn sạch, sau đó đem đi thái chỉ. Đem sa nhân và dạ dày đi nấu canh. 10 ngày ăn 1 lần. Trong một thời gian sẽ giảm trình trạng đau dạ dày.

Bài thuốc sa nhân hỗ trợ chữa trị thai nghén hay nôn

Sa nhân có tác dụng gì? Chúng hỗ trợ những triệu chứng khó chịu cho chị em mang thai khá hiệu quả. Bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách dưới đây:

Cách 1: Nguyên liệu gồm có 35g gạo tẻ và 5g sa nhân tán mịn. Bạn trộn đều gạo tẻ với sa nhân đều với nhau. Sau đó, bật lửa nhỏ để đun trong 15 phút. Nên ăn buổi sáng hay buổi tối, khi cháo còn ấm sẽ rất tốt.

Cách 2: Nguyên liệu gồm 1 con cá diếc và 5g sa nhân với gừng, hành, gia vị. Cá diếc đánh vảy, lấy ruột, rửa sạch, để ráo. Nhồi sa nhân vào trong phần bụng của cá và nấu chín. Thêm gia vị cho vừa ăn. Nên ăn khi cháo còn ấm để cải thiện sức khỏe và tinh thần nhé.

Trên đây là những công dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả của sa nhân. Sa nhân có tác dụng gì sẽ chẳng còn là điều bạn lăn tăn phải không nào. Liên hệ ngay Nông Sản Lai Châu để được mua sa nhân rừng chính gốc, 100% sa nhân rừng, không pha tạp, không tẩm ướp hóa chất độc hại, giữ nguyên vẹn được dược tính cao nhất. Chúng tôi hỗ trợ giao hàng toàn quốc cho mọi khách hàng.

Để lại một bình luận

0

TOP

X