4 cách phân biệt sâm thật giả để không mua nhầm
0
4-cach-phan-biet-sam-that-gia-de-khong-mua-nham

Sâm Lai Châu là thảo dược quý đem đến nhiều công dụng tốt và bảo vệ sức khỏe hoàn hảo. Vậy nên, để mua được sâm chất lượng thì cần phải biết cách phân biệt sâm thật giả. Từ đó, tránh tình trạng “tiền mất, tật mang” vì giá sâm khá đắt đỏ. Hôm nay, hãy cùng Nông Sản Lai Châu tìm hiểu về cách phân biệt sâm giả nhé.

Cách phân biệt sâm thật giả qua các đặc điểm nhận diện

Phân biệt qua điều kiện sinh trưởng và hình dạng bên ngoài

Đặc điểm Sâm Lai Châu:

Sâm Lai Châu thuộc họ cây thảo, sống nhờ thân rễ, sống nhiều năm, chiều cao của cây từ 40-60 cm, tối đa thường là 1m, mọc từng đám hoặc tập trung thành những vùng nhỏ.

4-cach-phan-biet-sam-that-gia-de-khong-mua-nham

Sâm Lai Châu thuộc họ cây thảo, sống nhờ thân rễ, sống nhiều năm, chiều cao của cây từ 40-60 cm, tối đa thường là 1m, mọc từng đám hoặc tập trung thành những vùng nhỏ

Thân rễ nạc, chiều dài phụ thuộc và số năm sinh sống, đường kính dao động trong khoảng từ 1 – 3,5 cm. Rễ có nhiều đốt, màu của rễ thường là vàng đất hoặc vàng nhạt. Thường thì trên thân sẽ xuất hiện những vết sẹo, 1 năm tuổi sẽ có một vết sẹo.

Sâm Lai Châu thường có nhiều rễ con, xuất hiện nhiều vết nhăn dọc, mùi thơm nhẹ nhàng, dễ bẻ gãy, vị đắng và có phần hơi ngọt.

Dần về cuối thân rễ thì rễ củ sẽ có phần phát triển nhiều hơn và chia thành những dạng sau đây: dạng bó củ nhiều rễ con và có vân (phổ biến nhất), dạng con quay, dạng củ cà rốt. 

Lá của sâm:

Phân biệt sâm thật giả thì bạn có thể quan sát lá sâm. Lá sâm thường mọc vòng, có hình dạng kép hình chân vịt, đỉnh thân có từ 3-5 lá kép. Cuống lá khoảng 6-12cm, mỗi lá sẽ tẻ thành 5 lá chét. Lá chét thường sẽ có hình trứng ngược và thường sinh trưởng ở gần 2 bên cuống lá. Mác bầu dục hoặc ngược, chóp lá nhọn, mép khía răng cưa. 

4-cach-phan-biet-sam-that-gia-de-khong-mua-nham

Lá sâm thường mọc vòng, có hình dạng kép hình chân vịt, đỉnh thân có từ 3-5 lá kép. Cuống lá khoảng 6-12cm, mỗi lá sẽ tẻ thành 5 lá chét

Gân lá thường sẽ có 10 cặp, hình lông chim còn gân lá phụ thường sẽ có hình mạng. Gân chính ở 2 mặt phiến lá, dọc theo đường gân sẽ có nhiều lông dài tầm 1-2mm và khá cứng. Phiến là mảnh, màu xanh lục, dễ rách và mặt dưới ít lông hơn.

Thân khí sinh:

Thân khí sinh của sâm Lai Châu thường nhẵn, thẳng và có màu xanh hay hơi thiên về phần tím nâu. Đường kính dao động trong khoảng 5-8mm, vào mùa sinh trưởng thì thân sẽ trụi đi để chuẩn bị bước vào thời gian ngủ đông. Tuy nhiên, đôi khi 2-3 thân khí vẫn ở trên một nhánh rễ trong vòng vài năm. 

Hoa tự của sâm:

Phân biệt sâm thật giả thì bạn có thể dựa vào hoa tự. Thường thì cây có từ 3 lá kép sẽ xuất hiện những cụm hoa. Trục hoa thường sẽ dài với độ dài dao động từ 10-20cm, tận cùng có 1 tán đơn. Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy dưới tán chính có 1 hoa đơn hoặc có thêm 1-4 tán phụ. 

Đường kính của tán hoa dao động khoảng từ 2,5-4 cm, mỗi dây sẽ có từ 50-120 hoa, hoa thường có màu vàng lục nhạt, độ dài của cuống hoa là 1-1,5cm. Hoa gồm 5 lá dài, ở trên có 5 răng nhỏ, 5 chỉ nhị trắng. Thường thì sau khi nở khoảng 1,2 ngày thì đài hoa sẽ rụng và sau đó sẽ ra quả.

Quả của sâm:

Phân biệt sâm thật giả thì bạn cũng có thể áp dụng cho quả. Thường thì sâm sẽ cho ra quả mọng, chuyển thành đỏ tươi khi chín, đỉnh sẽ có chấm đen. Quả thường có 1 hạt, thỉnh thoảng sẽ có 2 hạt. Hạt rộng 5-6mm, dài 6 – 8mm, dày 2mm, thường vàng nhạt hoặc trắng. Xuất hiện nhiều chỗ lồi lõm trên bề mặt hạt.

4-cach-phan-biet-sam-that-gia-de-khong-mua-nham

Thường thì sâm sẽ cho ra quả mọng, chuyển thành đỏ tươi khi chín, đỉnh sẽ có chấm đen. Quả thường có 1 hạt, thỉnh thoảng sẽ có 2 hạt

* Chu kỳ sinh trưởng bình thường của cây sâm Lai Châu 

Tùy vào thổ nhưỡng, địa hình, điều kiện thời tiết trong khu vực mà sâm lại phát triển khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung cây sâm sẽ phát triển theo chu trình như sau:

Tháng 1 – tháng 3: xuất hiện, sinh trưởng tán hoa, thân khí sinh.

Tháng 4 – tháng 6: sâm bắt đầu ra hoa và bước vào chu kỳ kết quả.

Tháng 7 – tháng 9: quả bắt đầu chín rộ.

Tháng 10 – tháng 12: thân khí sinh dần tàn lụi. Xuất hiện tán hoa và chồi thân.

Sự Khác biệt về hình dạng để phân biệt sâm thật giả

Để phân biệt sâm thật giả và không mua phải sâm hàng nhái thì bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau:

Về hình thái lá: Lá Sâm Lai Châu thật thường sẽ mỏng, mềm, nhỏ, thường sẽ mọc từ 3 đến 5 lá. Lá thường sẽ có răng cưa bé, đều, rất nhỏ. Lá Sâm giả thường sẽ mập, lá to, dày dặn, răng cưa sâu. Lá Sâm giả thì mặt sau ít lông và mặt trước  nhiều lông hơn lá sâm thiệt.

Về rễ củ và thân rễ: Sâm thật thì thân sẽ không tròn hẳn, có những mắt lõm vào,  mọc lệch nhau. Vỏ Sâm nhẵn và mỏng, khi rửa thân sẽ có màu xanh xám hoặc màu vàng nâu. Còn vỏ Sâm giả, mắt sẽ dày, mắt hình tròn và lõm, bì sần sùi, mắt thường sẽ mọc theo hàng.

4-cach-phan-biet-sam-that-gia-de-khong-mua-nham

Sâm thật thì thân sẽ không tròn hẳn, có những mắt lõm vào,  mọc lệch nhau. Vỏ Sâm nhẵn và mỏng, khi rửa thân sẽ có màu xanh xám hoặc màu vàng nâu

Phân biệt sâm thật giả thì bạn có thể quan sát lúc cắt lát. Khi cắt lá thì củ sâm thật sẽ có phần rễ củ màu vàng nhạt. Còn thân rễ bên ngoài thì bên trong có màu tím nhạt, màu vàng còn da bên ngoài thường sẽ có màu vàng nâu. Hoặc bên ngoài da màu xanh xám, lõi và ruột sẽ có màu hơi tím. 

Tuy nhiên, đối với Sâm giả thì khi cắt lát thường sẽ có màu trắng phếu hoặc pha  chút tím. Đôi khi Sâm giả sẽ có màu vàng hay xanh nhưng lại không được tươi.

>> Tác dụng khi dùng sâm chữa yếu sinh lý.

Phân biệt sâm thật giả qua mùi vị:

Một trong những cách phân biệt sâm rõ ràng nhất là nếm thử Sâm. Sâm thật thường sẽ có mùi thơm nồng đặc trưng, nhất là khi đưa gần mũi để ngửi. Khi nếm, sẽ đắng gắt, thanh, dư vị ngọt, không xơ và giòn. Dư vị của sâm đọng lại lâu, khi nhai giòn và càng ăn về sau sẽ càng ngọt.

4-cach-phan-biet-sam-that-gia-de-khong-mua-nham

Sâm thật thường sẽ có mùi thơm nồng đặc trưng, nhất là khi đưa gần mũi để ngửi. Khi nếm, sẽ đắng gắt, thanh, dư vị ngọt, không xơ và giòn

Đối với Sâm giả thì sẽ có vị đắng gắt khó chịu, khi nhai sẽ thấy xơ, cứng và dai. Càng ăn nhiều sẽ thấy dai, nóng rát ở cổ và vị hơi ngái.

Phân biệt sâm thật giả qua thành phần hoạt chất:

Thành phần của Sâm Lai Châu chứa nhiều hoạt chất cao hơn sâm giả. Các hoạt chất tốt bao gồm GR2, G–Rg1, G–RB1. Sâm Lai Châu sở hữu đến 52 hợp chất Saponin, axit amin, axit béo, nguyên tố vi lượng và đa lượng.

Còn Sâm giả vẫn chứa thành phần GR2, G–Rg1, G–RB1 nhưng tỉ lệ lại thấp hơn nhiều so với sâm thật. Vậy nên, khi gửi kiểm định thì sâm giả có thành phần tương tự nhưng khá ít. Tuy nhiên, chúng lại không hề chứa chất M-R2.

Địa chỉ mua sâm Lai Châu thật, chất lượng

Như đã nói ở trên, sâm là loại thảo dược quý hiếm và đem đến nhiều giá trị cho sức khỏe, đời sống. Vậy nên, sâm giả đang được bày bán công khai với mức giá khá rẻ. Để mua sâm chất lượng, bạn cần tìm đến cơ sở uy tín, chất lượng và được nhiều người tin dùng.

4-cach-phan-biet-sam-that-gia-de-khong-mua-nham

Nông Sản Lai Châu là địa chỉ cung cấp các đặc sản núi rừng Tây Bắc, các loại nông sản và sâm Lai Châu chính gốc

Hiện nay, Nông Sản Lai Châu là địa chỉ cung cấp các đặc sản núi rừng Tây Bắc, các loại nông sản và sâm Lai Châu chính gốc. Sâm Lai Châu được trồng nhiều năm tuổi, đảm bảo những dưỡng chất trong sâm đạt đến mức cao khi sử dụng.

>> Mua rượu sâm Lai Châu tại đây.

Nông Sản Lai Châu còn đem đến các chế phẩm từ sâm tươi như rượu sâm Lai Châu, sâm Lai Châu ngâm mật ong… nhằm bảo quản và tăng cường dưỡng chất trong sâm. Chúng tôi cam kết đem đến những sản phẩm chất lượng và hoàn tiền gấp 3 lần nếu phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng.

Trên đây là những cách phân biệt sâm thật giả cho những ai muốn mua sâm. Đừng để tiền mất, tật mang và ôm cục tức vào người. Học cách phân biệt sâm và liên hệ Nông Sản Lai Châu để được hỗ trợ nhé.

Để lại một bình luận

0

TOP

X